Google Analytics 4 Là Gì?
Google Analytics 4 hay GA4 là phiên bản mới nhất của phần mềm thu thập và phân tích dữ liệu Google Analytics mà phiên bản trước đó là Universal Analytics. Được công bố chính thức vào ngày 14.10.2020 với những thay đổi mới mẻ trong cách thu thập các thông số sự kiện cũng như hình thức thể hiện các loại báo cáo. Phiên bản GA4 sẽ thiên nhiều về phân tích sự kiện và bổ sung những báo cáo chi tiết trong hành trình truy cập và chuyển đổi của người dùng.
Khác biệt của Google Analytics 4 so với phiên bản Universal Analytics
GA4 cung cấp cho nhà quảng cáo và doanh nghiệp các chỉ số cụ thể, đo lường liên tục từng bước thực hiện chuyển đổi mua hàng của người truy cập online. Để làm được việc này doanh nghiệp có thể cần thay đổi trong cách lập trình sản phẩm có trên website (website bán hàng online) để dễ dàng kết hợp được với các bước đo lường dữ liệu mà GA4 và Google Tag Manager đang sử dụng. Có ba loại hình thức thay đổi trong phiên bản mới GA4 này mà nhà quảng cáo dễ nhận thấy nhất chính là cấu trúc tài khoản, tracking các thông số sự kiện và các báo cáo dữ liệu.
Cấu trúc tài khoản Google Analytics 4
Account
Tương tự như phiên bản cũ, mỗi doanh nghiệp cần ít nhất một tài khoản để kết nối và truy cập vào Google Analytics 4, mỗi cấp tài khoản sẽ bao gồm nhiều thuộc tính (property)
Property
Đối với phiên bản cũ, mỗi thuộc tính có thể có nhiều chế độ xem (View). Tuy nhiên, đối với phiên bản GA4 mới thì chế độ View sẽ được thay thế bằng luồng dữ liệu Data Stream, mỗi thuộc tính có thể có nhiều data stream từ website hoặc app.
Data stream
Data stream là luồng dữ liệu được thu thập từ khi người dùng bắt đầu tương tác với website hoặc app của doanh nghiệp và được gửi đến GA4. Như đã đề cập, nhà quảng cáo có thể tạo nhiều data stream trong cùng một thuộc tính và có thể xem tất cả dữ liệu từ nhiều luồng trong báo cáo hoặc cũng có thể lọc báo cáo để xem một số luồng dữ liệu cụ thể.
Thông số sự kiện Google Analytics 4
Phiên bản GA4 mới ra mắt với 4 loại sự kiện có trong mỗi thuộc tính, bao gồm Automatically collected events (các sự kiện được thu thập tự động), Enhanced measurement events (sự kiện đo lường nâng cao), Recommended events (sự kiện được đề xuất) và Custom events (sự kiện tùy chỉnh).
Có lẽ đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất của phiên bản Google Analytics 4 này bởi lẽ nó tập trung nhiều vào việc tracking hành vi người dùng theo hướng sự kiện và phân loại theo từng lĩnh vực kinh doanh. Động thái này không chỉ là một cách để bắt kịp với xu hướng hành vi online ngày nay của người tiêu dùng mà còn là hành động của người tiên phong giúp các doanh nghiệp có căn cứ bám trụ vào.
Có thể những doanh nghiệp nói trên nhận ra được sự thay đổi âm ỉ hàng ngày của người dùng internet nhưng bản thân họ không biết bắt đầu từ đâu hay không có một nền tảng chuẩn xác như Google Analytics 4 để định hướng phát triển trong tương lai cùng với sự thay đổi trong hành vi tìm kiếm và đưa ra quyết định của người dùng.
Sự kiện được thu thập tự động
Đây là những thông số sự kiện được hệ thống GA4 thu thập một cách tự động trên mỗi sự kiện mà nhà quảng cáo không cần phải thiết lập hoặc thay đổi bất kỳ cấu trúc nào cả. Những thông số nói trên bao gồm ngôn ngữ, quốc gia, thành phố, giới tính, thiết bị…
Để xem các thông số trên, bạn truy cập vào tài khoản GA4 > chọn All Events > nhấp vào một sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Tại đây, nếu để ý bạn sẽ thấy hệ thống sẽ tự động chuyển vào báo cáo Engagement > Event.
Nhà quảng cáo hãy nhấp vào Add comparison > chọn thứ nguyên và giá trị thứ nguyên mà bạn muốn xem từ bộ lọc sẵn có sau đó nhấp Apply.
Bạn hoàn toàn có thể chuyển sang loại Event khác để xem các thông số của riêng event đó bằng cách nhấp vào mũi tên xổ xuống ngay tại tên sự kiện mà bạn đang xem.
Sự kiện đo lường nâng cao
Các sự kiện đo lường nâng cao hay Enhanced measurement trong Google Analytics 4 là những sự kiện mà nhà quảng cáo không cần phải điều chỉnh bất kỳ mã code nào cả, ngược lại chỉ cần bật các thông số của sự kiện khi thiết lập data streams.
Nhà quảng cáo truy cập vào tài khoản GA4 > chọn Admin tại menu bên trái > tại cột thuộc tính Property chọn Data Streams > chọn một luồng dữ liệu mà bạn muốn bật enhanced measurement > nhấp vào biểu tượng cài đặt bên dưới phần Enhanced measurement > bật tất cả sự kiện và nhấn Save để lưu lại thao tác, vậy là bạn đã bật thành công chế độ tự động thu thập sự kiện đo lường nâng cao.
Sự kiện được đề xuất
Sự kiện được đề xuất hay recommended events trong Google Analytics 4 là những sự kiện mà nhà quảng cáo tự triển khai nhưng tên và thông số của những sự kiện này được Google xác định sẵn trước đó. Thông số trả về của các sự kiện được đề xuất này giúp báo cáo doanh nghiệp được chi tiết và cụ thể hơn trong quá trình truy cập online và phát sinh chuyển đổi của người dùng. Nhà quảng cáo có thể tìm hiểu về các sự kiện được đề xuất theo từng ngành như dưới đây:
- Sự kiện: All properties, đây là những sự kiện được đề xuất cho tất cả các thuộc tính trong tất cả các ngành như login, purchase, search…
- Sự kiện: Retail/Ecommerce, đây là những sự kiện được giới thiệu cho ứng dụng bán lẻ và thương mại điện tử. Để tìm hiểu sâu về cách triển khai các sự kiện này nhà quảng cáo hãy tham khảo developer documentation.
- Sự kiện: Jobs, Education, Local Deals, Real Estate, đây là danh sách những sự kiện được đề xuất cho ngành giáo dục, tuyển dụng, bất động sản… thực hiện trên web hoặc ứng dụng.
- Sự kiện: Events: Travel (Hotel/Air), đây là những sự kiện được giới thiệu cho các sản phẩm thuộc tính có liên quan đến du lịch sử dụng cho web hoặc ứng dụng.
- Sự kiện: Games, đây là danh sách những sự kiện được đề xuất cho các sản phẩm thuộc tính liên quan đến Games, triển khai trên nền web hoặc ứng dụng.
Tìm hiểu cách triển khai cho các sự kiện trên ngoài sự kiện Retail/Ecommerce tại developer documentation.
Sự kiện tùy chỉnh
Sự kiện tùy chỉnh hay custom events trong Google Analytics 4 là những sự kiện do nhà quảng cáo tự đặt tên và triển khai. Đây là những sự kiện do chính nhà quảng cáo tạo ra để đo lường những thông số mà 3 sự kiện có sẵn nói trên của GA4 không cung cấp được
Báo cáo của Google Analytics 4
Giao diện báo cáo GA4
Giao diện báo cáo Google Analytics 4 đã có những thay đổi theo hướng chuyên sâu hóa cách thể hiện thông số dữ liệu hơn, nhà quảng cáo có thể so sánh giao diện của phiên bản GA4 được cập nhật mới nhất và phiên bản Universal như hai hình dưới đây. Ý nghĩa chi tiết từng loại báo cáo trong phiên bản mới mời bạn xem ở phần tiếp theo.
Các loại báo cáo GA4
Thay vì có 5 loại báo cáo như phiên bản Universal thì Google Analytics 4 xuất hiện thêm một số báo cáo với những thông số giá trị khác nhau, bao gồm:
- Báo cáo tại trang chủ: khi truy cập vào tài khoản Google Analytics 4, phần trang chủ sẽ tóm tắt những dữ liệu đang có của bạn. Những thông tin tổng về người dùng như vị trí địa lý, thời gian tương tác trung bình… hay thông số về chuyển đổi theo tên sự kiện được hiển thị tổng quát tại trang chủ dưới dạng số liệu và biểu đồ.
- Báo cáo Realtime: tương tự như phiên bản Universal Analytics, báo cáo thời gian thực của Google Analytics 4 cung cấp những chỉ số ngay tại thời điểm mà người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng của doanh nghiệp. Do đó, nhà quảng cáo có thể so sánh hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo và lưu lượng truy cập website từ các nguồn… ngay tại thời điểm thực. Các thẻ thông tin có trong báo cáo realtime của GA4 bao gồm số lượng người dùng truy cập trong 30p vừa qua, người dùng được lọc theo source, medium, campaign…
Cụm các báo cáo Life cycle
- Báo cáo Acquisition: báo cáo chuyển đổi Acquisition trong Google Analytics 4 gồm ba hạng mục: Overview, User acquisition và Traffic acquisition.
Trong đó Overview thể hiện tổng quan cách mà doanh nghiệp có được người dùng từ đâu, các phiên truy cập theo chiến dịch, nguồn…
User acquisition và Traffic acquisition thể hiện các chỉ số người dùng theo nguồn chuyển đổi, chỉ số về phiên truy cập và chỉ số tương tác.
Dựa vào các dữ liệu trong báo cáo Acquisition, nhà quảng cáo có thể xác định được những nguồn mang lại lượng truy cập cao cho website và nguồn nào cần cải thiện cũng như nguồn traffic nào có xảy ra tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn so với những nguồn khác…
- Báo cáo Engagement: đây là báo cáo mới của phiên bản GA4, báo cáo Engagement trong Google Analytics 4 đưa ra các mức độ tương tác của người dùng với doanh nghiệp từ các góc độ như thời gian tương tác, hoạt động của người dùng theo thời gian…Dựa vào báo cáo này, nhà quảng cáo sẽ phân tích được đâu là sự kiện được xảy ra nhiều và tỷ lệ chênh lệch giữa các sự kiện là bao nhiêu… Điểm khác biệt của báo cáo này là khi nhấp vào từng sự kiện, nhà quảng cáo có thể xem được thông tin về demographics, số sự kiện đếm trên mỗi người truy cập… của nhóm người dùng thuộc sự kiện đó…
- Báo cáo Monetization: monetization là một báo cáo mới trong phiên bản Google Analytics 4, báo cáo này thể hiện các chỉ số về hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp với các chỉ số liên quan đến doanh thu, số lượng người dùng mua hàng lần đầu, loại sản phẩm được mua… Tại báo cáo monetization, nhà quảng cáo có thể phân tích số liệu hành vi mua hàng online của khách hàng thông qua việc xác định các bước như xem hàng, cho vào giỏ hàng, chốt đơn… các số liệu này thể hiện rõ cho từng dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Để làm được việc này một cách trơn tru đòi hỏi sự kết hợp giữa nhà quảng cáo và đội ngũ lập trình website sao cho số liệu thể hiện trên báo cáo khớp với thông tin sản phẩm trên website một cách thông minh, tự động.
- Báo cáo Retention: báo cáo về tỷ lệ giữ chân người dùng của phiên bản Google Analytics 4 với các chỉ số liên quan về lượng người dùng mới và tỷ lệ người dùng quay lại website theo những khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 7 ngày, 30 ngày…). Báo cáo này giúp nhà quảng cáo xem xét liệu tỷ lệ giữ chân người dùng qua những khoảng thời gian khác nhau sẽ thế nào, từ đó có phương án tối ưu trải nghiệm trên website phù hợp.
Cụm các báo cáo User
- Báo cáo Demographics: báo cáo demographics chỉ ra những thông tin xoay quanh người dùng đã truy cập website/ ứng dụng của doanh nghiệp như khu vực địa lý, tuổi, giới tính, ngôn ngữ cũng như phân loại người dùng theo từng nhóm sở thích… Dựa vào báo cáo demographics, doanh nghiệp xác định được khách hàng tiềm năng đang ở đâu thông qua những số liệu chuyển đổi của từng nhóm demographics từ đó có chiến lược tiếp cận phù hợp.
- Báo cáo Tech: đây là báo cáo cung cấp các số liệu thống kê xoay quanh nền tảng, thiết bị truy cập, hệ điều hành… cùng với số lượng nhóm người dùng, cách mỗi nhóm tương tác cũng như số lượng chuyển đổi của từng nhóm. Qua thông tin ở báo cáo Tech, nhà quảng cáo hoàn toàn xác định được nhóm những người truy cập sử dụng nền tảng hoặc loại thiết bị nào có xu hướng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc đâu là những nhóm người dùng tiềm năng trong tương lai…
Cụm các báo cáo Events
- Báo cáo Conversations: đúng như tên gọi, báo cáo conversions trong Google Analytics 4 đưa ra các số liệu xoay quanh sự kiện chuyển đổi mục tiêu đã được nhà quảng cáo thiết lập trước đó. Các sự kiện chuyển đổi có thể được lọc theo nguồn truy cập, chiến dịch và một số thứ nguyên khác thuộc nhóm thứ nguyên User và thiết bị giúp doanh nghiệp lọc chi tiết từng lượt chuyển đổi.
- Báo cáo All events: tất cả các sự kiện mà nhà quảng cáo triển khai đều hiển thị tại báo cáo All Events trong phiên bản GA4 này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kích hoạt bất kỳ một sự kiện nào để làm mục tiêu chuyển đổi bằng cách bật nút Make as conversion ở mỗi sự kiện. Khi nhấp vào chi tiết từng sự kiện, kết quả sẽ dẫn về hạng mục Events trong báo cáo Engagement đã đề cập ở trên. Bên cạnh đó, nhà quảng cáo có thể tạo sự kiện tùy chỉnh hoặc thứ nguyên tùy chỉnh tại báo cáo all events này.
Cụm báo cáo Explore
- Báo cáo Analysis: nhà quảng cáo có thể tự tạo và điều chỉnh các thông số muốn xem bằng cách kéo thả những thông số có sẵn ở menu bên trái. Ngoài ra, hạng mục này cũng cung cấp một số mẫu template của báo cáo như template Cohort analysis, Path analysis, User explorer…
Cụm báo cáo Configure
- Báo cáo Audiences: nhà quảng cáo hoàn toàn tự tạo được nhóm đối tượng audience bằng cách nhấp vào nút New Audience > Create a custom audience và chọn những thông số bạn muốn theo dõi từ nhóm đối tượng người truy cập của mình.
Cách nâng cấp Universal Analytics lên GA4
Để sử dụng phiên bản mới Google Analytics 4, nhà quảng cáo có 2 cách thực hiện:
Cách 1. Tạo mới tài khoản hoặc thuộc tính GA4
Cách 2. Nâng cấp từ phiên bản Universal lên phiên bản GA4
Để nâng cấp từ phiên bản Universal lên GA4 bạn thao tác như sau:
Bước 1. Nhấp nâng cấp GA4
Truy cập tài khoản Google Analytics > chọn Admin > tại cột thuộc tính click vào Upgrade to GA4
Bước 2. Chọn thuộc tính cần nâng cấp lên GA4
Tại phần “I want to connect to an existing Google Analytics 4 property” hãy vào nhấn nút xổ xuống và chọn 1 thuộc tính từ phiên bản cũ mà bạn muốn nâng cấp lên sau đó nhấn Connect Properties. Sau đó, bạn hãy click vào See your GA4 property và bạn sẽ được đưa đến Setup Assistant để tiến hành cài đặt một số thẻ hoặc thay đổi cấu hình cài đặt như bật Enhanced measurement hoặc liên kết với tài khoản Google Ads…
Vậy là bạn đã có thể hiểu được cơ bản Google Analytics 4 hay GA4 là gì cũng như một số khác biệt so với phiên bản cũ Universal Analytics. Bài viết trên Digit Matter đã chia sẻ về:
- Khái niệm Google Analytics 4 là gì
- Khác biệt của Google Analytics 4 so với phiên bản Universal Analytics
- Cách nâng cấp Universal Analytics lên GA4
Để hiểu sâu hơn về các sự kiện được giới thiệu cụ thể trong ngành ecommerce của Google Analytics 4 là gì và chúng được triển khai như thế nào mời bạn đọc tham khảo: Google Analytics 4: Cài đặt thương mại điện tử bằng Google Tag Manager
Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong việc hiểu Google Analytics 4 là gì cũng như cách triển khai chúng trong quá trình tối ưu hiệu quả của các chiến dịch marketingm đừng ngần ngại liên hệ ngay Digit Matter nhé!
[block id=”google-analytics-checklist”]